Mỹ là điểm đến lí tưởng của các bạn du học sinh. Cho những ai muốn dành thời gian sinh sống và học tập tại đất nước này.

Tự bạn làm hồ sơ du học Mỹ trước khi trở thành một du học sinh, các bạn cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ du học cho riêng mình. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, chắc hẳn ai trong số các bạn cũng sẽ thắc mắc. Rằng liệu có bao nhiêu khoản phải chi và mức phí mỗi khoản như thế nào để có thể hoàn thành hồ sơ du học. Nắm bắt được nỗi băn khoăn của các bạn. Hôm nay Nguyễn Lê sẽ mang đến cho các bạn câu trả lời về việc “Tự làm hồ sơ du học mất bao nhiêu tiền?”

1. Lệ phí Visa

Đối với trường hợp bạn là du học sinh (diện F, M, J) thì mức phí mà bạn phải đóng là $160. Sau khi đóng, bạn sẽ nhận được biên nhận có hiệu lực trong một năm kể từ ngày thanh toán. Biên nhận này cho phép bạn đặt lịch hẹn phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ trong thời gian biên nhận còn hiệu lực.

Nếu bạn muốn xin visa thì đây là khoản phí bắt buộc bạn phải đóng. Hơn nữa, đây còn là khoản phí không hoàn trả, không chuyển nhượng. Tức là, trong trường hợp bạn không may mắn đậu visa. Thì bạn cũng không được hoàn trả số tiền này và không được quyền chuyển nhượng nó cho bất kì ai. Mức phí bạn cần đóng sẽ tùy thuộc vào loại visa bạn nộp đơn xin.

Khi biên nhận hết hạn mà bạn vẫn chưa kịp phỏng vấn

Điều bạn có thể làm là đóng lệ phí mới và bắt đầu quy trình một lần nữa. Hoặc có thể gia hạn theo thông báo của LSQ Hoa Kì trong tình hình dịch bệnh.

Ngoài ra, tuy rằng phí xin visa có thời hạn sử dụng một năm kể từ ngày bạn nộp lệ phí. Nhưng số lần bạn được phép sử dụng phí này để đặt hẹn phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ không quá nhiều.

Sau khi nộp phí, bạn có 3 lần hẹn phỏng vấn. Nếu bạn hủy hẹn hoặc không thể đến phỏng vấn đến lần hẹn thứ 3. Bạn sẽ phải chờ thêm 90 ngày nữa mới có thể đặt được cuộc hẹn mới. Như vậy, hãy chuẩn bị thật kĩ và chắc chắn về thời gian hẹn để không để phí $160 của mình.

2. Phí SEVIS

Phí SEVIS, viết tắt của Student & Exchange Visitor Information System (tạm dịch: Hệ thống Theo dõi Sinh viên và Khách Trao đổi văn hóa). Là một loại phí mà các bạn xin Visa diện F-1. M-1, J-1 phải đóng cho Bộ An Ninh Quốc Phòng Hoa Kỳ để duy trì và bảo trì hệ thống SEVIS. Hệ thống kiểm tra trực tuyến các hoạt động của khách mang thị thực loại F, M và J (và các thành viên gia đình của họ). Kể từ khi nhận giấy tờ đầu tiên (I-20 hoặc DS-2019) cho tới khi họ hoàn thành/kết thúc chương trình học tập.

Phí SEVIS hiện nay dành cho du học sinh diện F và M là $350 và cho du học sinh diện J là $220. Tuy nhiên nếu bạn xin thị thực loại J để tham gia chương trình được Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ thì bạn được miễn đóng phí này.  Chứng từ thanh toán lệ phí sẽ được cung cấp cho bạn trước khi cấp thị thực. Bạn sẽ phải mang hóa đơn này đến trình khi đi phỏng vấn visa du học Mỹ.

3. Phí xét hồ sơ xin nhập học và phí giữ chỗ

Ngoài phí hồ sơ xin nhập học, bạn cũng có thể được yêu cầu  phải đóng một khoản phí giữ chỗ cho trường. Hầu hết các trường đại học đều yêu cầu sinh viên quốc tế phải đóng một khoản tiền. Trước khi nhập học nếu sinh viên đó muốn giữ một ghế trong trường.

Thông thường, đây là mức phí có thể hoàn trả được. Nghĩa là nếu sau này bạn đổi ý không muốn nhập học nữa hay tệ hơn, bị trượt visa du học. Thì trường sẽ hoàn trả lại khoản phí này cho bạn. Nhưng bạn sẽ chịu phí chuyển khoản ngân hàng 2 lần.

Để làm hồ sơ đi du học Mỹ, bạn cũng sẽ phải đóng một khoản phí gọi là phí xét hồ sơ xin nhập học. Mỗi trường sẽ có một mức phí nộp đơn xin nhập học khác nhau, và khoản phí này sẽ không được hoàn lại khi bạn rút đơn. Vì vậy, bạn hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi nạp hồ sơ.

Để cho bạn dễ hình dung, tờ báo U.S News đã làm bảng khảo sát hàng năm vào tháng 11/2020 với 936 trường đại học tại Mỹ về mức phí xét hồ sơ xin nhập này. Theo đó, kết quả cho thấy, mức trung bình của phí xét hồ sơ xin nhập học rơi vào khoảng $44.

Mức phí này có thể cao bằng học phí của một học kì hay cả năm học.

Sau khi bạn chính thức bước chân vào ngôi trường xứ cờ hoa. Bạn sẽ được hoàn trả lại số tiền này trong hoặc sau khi kết thúc khóa học. Và tất nhiên, mỗi trường sẽ thu một mức học phí khác nhau. Hãy chắc chắn rằng kinh phí của bạn đủ để đáp ứng khoản phí này nhé.

Tuy nhiên, do có sự chênh lệch lớn giữa các trường đứng đầu và nhóm những trường xếp cuối. Thế nên mức phí trung bình của nhóm 62 trường đầu bảng cao hơn nhiều, lên đến $78.

Trong đó, trường có mức phí thu hồ sơ nhập học cao nhất là trường Đại học California—San Diego với mức phí là $105. Như vậy, bạn cần theo dõi thông tin từ nhà trường để biết cụ thể mức phí này bạn nhé.

Ngoài các khoản phí trên,

Bạn cũng cần phải chi cho vài khoản nhỏ lẻ khác như phí công chứng, dịch thuật,…Ngoài ra, nếu bạn muốn tránh sai sót trong các bước tự làm hồ sơ du học Mỹ. Thì bạn nên nhờ một công ty tư vấn du học được cấp phép và có kinh nghiệm lâu năm để hỗ trợ bạn.

Vì chỉ một sơ suất nhỏ trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và khai hồ sơ. Thì bạn có thể bị đánh rớt visa mà không hiểu lí do vì sao. Hoặc bạn có thể thiếu sót một loại giấy tờ nào đó mà bạn không mang đi khi phỏng vấn. Phí dịch vụ này có thể dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng tùy thuộc vào những gì mà công ty đó hỗ trợ.

>Xem thêm: Chứng minh tài chính du học mỹ

>Xem thêm: Chứng minh tài chính du học hàn quốc

>Xem thêm: Chứng minh tài chính du học new zealand

>>Xem thêm: Chứng minh tài chính du lịch nhật bản

>Xem thêm: Chứng minh tài chính du học úc

Liên hệ

 92/3 Thạnh Mỹ Lợi, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM

 0974.906.906 – 0906.67.63.63

 SH28, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

 www.dichvunganhang.vn

Lượt Xem: 395

Gửi Bình Luận

DMCA.com Protection Status